Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa mới nhất

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, trong sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn và quy trình đóng gói là điều bắt buộc. Tiêu chuẩn đóng gói vừa đáp ứng việc bảo vệ an toàn cho sản phẩm, an toàn cho vận chuyển, hạn chế tối ta rủi ro là điều kiện bắt buộc doanh nghiệp cần đáp ứng. Vậy những tiêu chuẩn đóng gói là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

I. Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế.

Các loại hàng hóa quốc tế có tiêu chuẩn đóng gói đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho sản phẩm hàng hóa. Công ty vận chuyển thường là người đóng gói, song doanh nghiệp cần lựa chọn giải pháp đóng gói đảm bảo hàng hóa an toàn trong quá trình xuất xưởng hay xuất khẩu trong khoảng thời gian khá dài.

1. Các loại tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa hiện nay:

Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế được đặt ra để đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói một cách an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Các tiêu chuẩn này giúp bảo vệ sản phẩm khỏi tổn thất, hư hại và môi trường xung quanh. Dưới đây là một số tiêu chuẩn đóng gói quốc tế quan trọng:

  • Tiêu Chuẩn ISPM 15 (International Standards for Phytosanitary Measures No. 15): Đây là tiêu chuẩn quốc tế về xử lý nhiệt độ cho pallet và gói gỗ để ngăn chặn sự lan truyền của côn trùng gỗ gây hại và các loại vi khuẩn.
  • ASTM D3951-10: Được phát triển bởi Hiệp hội Vật liệu và Kiểm tra Tiêu Chuẩn Hoa Kỳ (ASTM), tiêu chuẩn này liên quan đến phương pháp đóng gói hàng hóa để vận chuyển.
  • ISO 9001:2015: Mặc dù không phải là một tiêu chuẩn đóng gói cụ thể, ISO 9001 đặc tả các yêu cầu quản lý chất lượng chung, bao gồm quản lý quy trình đóng gói.
  • ISO 14001:2015: Tương tự như ISO 9001, ISO 14001 liên quan đến quản lý môi trường, bao gồm cả các khía cạnh của việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa.
  • Hướng dẫn IATA (International Air Transport Association): Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, IATA cung cấp các hướng dẫn đóng gói và quy định an toàn.
  • IMO (International Maritime Organization): Tiêu chuẩn đóng gói đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, các quy tắc SOLAS (Safety of Life at Sea) của IMO áp dụng cho việc đóng gói và vận chuyển an toàn.

Khi đóng gói hàng hóa cho vận chuyển quốc tế, quý vị cũng nên kiểm tra các yêu cầu và quy định cụ thể của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định.

2. Các bước thực hiện đóng gói hàng hóa doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng:

Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế đảm bảo nhiều công đoạn khác nhau, từ khâu kiểm tra, đo lường kích thước đến trọng lượng hàng hóa.

Công đoạn 1: Kiểm tra và đo lường

Giai đoạn kiểm tra trọng lượng, kích thước,.. để đảm bảo việc chọn lựa cách thức đóng gói phù hợp nhất, nhằm tính toán được chi phí vận chuyển và lưu khó.

Công đoạn 2: Cách đóng gói phù hợp với hàng hóa.

Phương pháp đóng gói hàng hóa phụ thuộc vào khối lượng, kích thước hay đặc tính của hàng hóa đó.

Công đoạn 3: Thể hiện thông tin

Thông tin hàng hóa được đảm bảo rõ ràng và chính xác khi đóng gói. Các thông số được hiển thị có thể là: Phân loại, tên gọi, xuất xứ, Hạn sử dụng, ngày sản xuất, các bảo quản,…

Công đoạn 4: Địa chỉ được hiển thị trên lô hàng

Khi nhận hàng hóa đã được đóng gói khách hàng lưu ý các nội dung sau:

  • Phiếu thông tin hàng hóa phải đặt ở cả trong và ngoài kiện hàng
  • Thể hiện đầy đủ và chính xác cả người gửi và người nhận
  • Nếu trên hàng hóa có địa chỉ khác cần xóa bỏ để đảm bảo việc giao hàng được chính xác nhất, chỉ để lại các thông tin cần thiết.
  • Lưu ý yếu tố dãn nhãn và phiếu đóng gói cần được dán cùng mặt với kiện hàng.

II.Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa theo từng chủng loại

Quy định đóng gói hàng hóa thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển, quy mô, và điều kiện vận chuyển. Dưới đây là một số hướng dẫn và tiêu chuẩn đóng gói theo từng chủng loại hàng hóa cụ thể:

Loại 1: Hàng hóa điện tử có giá trị cao

Thông thường các hàng hóa thường là PC, điện thoại, máy tính, tivi, máy ảnh,..v..v dễ hư hỏng khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, vận chuyển thiếu an toàn. Vì thế tiêu chuẩn đóng gói phải được bọc kỹ bằng giấy bọt khí, mút mềm, xếp hoặc tấm đệm được cố định chặt bằng keo, dùng thùng carton 3-5 lớp kích thước tương ứng để bộc phía ngoài.

Loại 2: Đồ bằng thủy tinh, gốm sứ

Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa loại này khá đặc biệt , bởi hàng hóa này thường dễ vỡ. Quy trình đóng gói phải bọc túi khí, bọc kín mọi góc cạnh từ 3-5 lớp hay đóng gói trong thùng carton 5 lớp. Các hàng hóa này phải thêm một số dòng máy hiện đại hơn như máy đóng đai để cố định, siết chặt các mặt thùng, hạn chế được hư hỏng thùng bên ngoài, xô lệch sản phẩm bên ngoài, xô lệch sản phẩm bên trong. Bạn có thể dùng thêm dây đai quấn quanh thùng, giúp kiện hàng được chắc chắn trong quá trình vận chuyển.

  • Sử dụng vật liệu đóng gói bảo vệ như foam, bọt, hoặc giấy bong bóng.
  • Chia rõ các vùng bảo vệ trong thùng hàng để tránh va chạm trực tiếp.
  • Ghi chú rõ trên thùng về tính chất dễ vỡ của hàng hóa.

Loại 3: Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods):

  • Tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến đóng gói hàng hóa nguy hiểm, như các quy tắc của IATA hoặc IMO.
  • Sử dụng vật liệu chống nổ và chống rò rỉ.
  • Đính rõ nhãn hiệu và biểu tượng đặc biệt trên bao bì.

Loại 4: Sản phẩm thực phẩm:

Các loại thực phẩm tươi và thực phẩm khô cũng cần có một quy trình, tiêu chuẩn đóng gói khác nhau để tránh độ ẩm, côn trùng. Chất liệu đóng gói là túi chống ẩm, hút chân không để đảm bảo giữ được chất lượng thực phẩm.

  • Sử dụng vật liệu đóng gói an toàn cho thực phẩm như túi chống ẩm, túi chống dầu và thùng chống sốc.
  • Chia rõ các loại thực phẩm khác nhau để tránh tương tác không mong muốn.

Loại 5: Hàng hóa mỹ phẩm

Hàng hóa là mỹ phẩm tiêu chuẩn đóng gói cơ bản, sản phẩm được bọc kỹ càng, đóng mang co hoặc lớp nilon bảo vệ, tránh chất lỏng bị chảy ra. Khi đóng thùng thì bên ngoài phải bọc kín, chèn vật chống va đập , để lấp đầy khoảng trong hộp.

Nhớ rằng, quy định cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các phương tiện vận chuyển sử dụng. Do đó, luôn nên kiểm tra và tuân thủ theo các quy tắc cụ thể áp dụng trong trường hợp cụ thể của bạn.

Trên đây là những tiêu chuẩn đóng gói , yêu cầu đối với hàng hóa trước khi vận chuyển. Mong rằng những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn dễ hơn trong việc đóng gói, vận chuyển hàng hóa an toàn nhé.