Phân biệt màng PE và màng PET khác nhau như nào?

Chắc hẳn không ai còn xa lạ gì đối với màng PE và màng PET – 2 loại màng được sử dụng thường xuyên trong đời sống và trong quá trình đóng gói hàng hóa, bao bì nhưng để phân biệt rõ 2 loại màng này thì không phải ai cũng biết. Bởi vì màng PE và màng PET có bề ngoài tương đối giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác biệt về đặc điểm cũng như ứng dụng.

1. Tại sao cần phân biệt màng PE và màng PET?

Đối với những sản phẩm được sử dụng phổ biến và có tính ứng dụng cao nhưng lại có vẻ bề ngoài tương đối giống nhau sẽ khiến cho người mua khó phân biệt và dễ mua nhầm loại nền chính vì vậy nếu biết cách phân biệt màng PE và màng PET sẽ giúp ích và thuận tiện hơn rất nhiều.

  • Nhận biết được 2 loại màng riêng biệt sẽ tránh bị nhầm lẫn và sử dụng sai loại.
  • Phân biệt được 2 loại màng sẽ biết được loại màng nào phù hợp với nhu cầu gì từ đó mua loại màng theo đúng nhu cầu của bản thân.
  • Tránh rắc rối hoặc rủi ro trong công đoạn đóng gói.
  • Tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nếu mua đúng loại màng cần dùng theo đúng nhu cầu.
  • Tránh sự nhầm lẫn về mục đích sử dụng của 2 loại màng.

2. Tổng quan về màng PE và màng PET:

Để có thể phân biệt được thì trước hết cần phải hiểu rõ về 2 loại màng này.

2.1 Thông tin cơ bản về màng PE:

Màng PE tên đầy đủ là Polyethylene hoặc polyurethane hay còn được gọi là màng nhựa PE, màng co PE, màng PE bọc hàng,… có nguồn gốc từ những hạt nhựa LLDPE có màu trong suốt, không mùi không vị, không gây hại cho môi trường và người sử dụng sau khi được nấu chảy ở nhiệt độ cao thì sẽ cho vào khuôn vừa làm nguội. Từ đó cho ra thành phẩm màng PE trong suốt, dẻo dai. Thường được sử dụng với mục đích cố định, bảo vệ hàng hóa sản phẩm hoặc cuốn pallet góp phần giúp cho quá trình đóng gói, vận chuyển được thuận lợi.

Về ứng dụng: Màng PE được sử dụng như một nguyên liệu sản xuất thiết bị trong ngành sản xuất hóa học, bảo quản đồ ăn đã được chế biến nấu chín khỏi các tác nhân bên ngoài trong ngành công nghiệp thực phẩm, sử dụng trong quá trình đắp thuốc, đốt mỡ cho khách tại các tiệm spa làm đẹp. Đặc biệt sử dụng nhiều trong quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa,..

2.2 Thông tin cơ bản về màng PET:

Màng PET tên tiếng anh đầy đủ là Polyethylene terephthalate đây là một loại nhựa từ các hạt nhựa nguyên sinh thân thiện với môi trường và không gây hại cho người sử dụng nên được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ứng dụng khác nhau.

Về ứng dụng: Là nguyên liệu đặc biệt trong ngành thời trang và công nghiệp dệt may, là một vật liệu cách điện trong ngành điện tử, trong y tế được sử dụng làm những tấm phim chụp X-quang, được ử dụng làm phim đi kèm với các công nghệ in hiện đại,..

3. Phân biệt màng PE và màng PET

3.1 Điểm giống nhau giữa màng PE và màng PET:

2 loại màng này giống nhau về một số tính chất như có độ bền cao, trong suốt, có tính mềm dẻo, độ co giãn tốt và có khả năng chống thấm nước. Không thể tác dụng với N2, O2, NO2,.. hay các dung môi hóa học(este, axit, bazơ) ở điều kiện thường. Màng PE và màng PET được sử dụng nhiều một phần cũng là do giá thành rẻ phù hợp với mọi điều kiện chi phí và an toàn đối với môi trường vì có thể tái sử dụng và sản xuất những sản phẩm nhựa mới.

3.2 Điểm khác nhau màng PE và màng PET

  • Về nguồn gốc: Từ 2 loại nhựa khác nhau là Polyethylene và Polyethylene terephthalate nhưng đều là nhựa dẻo, kết cấu khá chắc chắn và bền chắc và an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người.
  • Về độ bền và dẻo dai:

Như đã nói ở trên thì 2 loại màng đểu có đặc điểm là trong suốt, dẻo, bền và khả năng co giãn tốt, không thấm nước, không dẫn điện, không dẫn điện và không phản ứng với các dung môi hóa học như axit, este và kiềm trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên:

+  Đối với màng PE, độ chống thấm nước, chấm ẩm được đánh giá khá tốt nhưng đối với dầu mỡ hay khí oxi, CO2,..lại khá kém. Nên khi tiếp xúc với một số chất tẩy rửa hoặc dầu thơm sẽ dễ bị hư hỏng.

+ Đối với màng PET, thì lại có thể đáp ứng tốt tất cả những nhược điểm của màng PE nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chống nước và chống ẩm rất tốt. Có khả năng chịu được những va đập lớn, độ bền cơ học cao.

  • Về khả năng chịu nhiệt:

+  Đối với màng PE: khả năng chống chịu khí nito, oxy, CO2 kém, dễ hỏng hóc khi tiếp xúc trực tiếp. Không chịu được nhiệt độ trên 230 độ C trong khoảng thời gian dài.

+ Đối với màng PET: được đánh giá là vượt trội hơn so với màng PE bởi vì khả năng chịu nhiệt tốt hơn cụ thể có thể chịu được nhiệt ở mức 200 độ C hoặc làm lạnh ở 90 độ C. Không những thế khả năng chịu chống CO2 và O2 cũng tốt hơn so với màng PE.

Để bảo vệ hàng hóa không bị ướt, không bị hư hại thì một chiếc thùng carton là chưa đủ, bạn nên phủ thêm một lớp màng PE nữa thì hàng hóa sẽ được bảo vệ. Trên đây là những phân biệt màng PE và màng PET giúp bạn lựa chọn đúng đắn với mục đích của mình, mong rằng những thông tin thực sự hữu ích với bạn.