Hướng dẫn cách dán thùng carton từ A-Z ngành đóng gói

Cách dán thùng carton được nhiều người tìm kiếm bởi để đoạn chiều dài băng dính ôm vào cạnh thùng carton, đảm bảo đoạn băng dính vừa và đảm bảo thùng được dán chắc chắn. Đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đóng gói cần cách dán thùng carton đúng cách, giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng, sản lượng khâu đóng gói. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, bàn luận cách dán thùng carton đạt tiêu chuẩn khi vận chuyển nhé.

Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người sử dụng thì quá trình dán thùng carton là một trong những bước quan trọng để hoàn thành sản phẩm. Thực tế thì việc đóng gói thùng carton nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là một quy trình vô cùng phức tạp mà không phải ai cũng có thể dán đúng chuẩn để tránh gây hỏng vỡ và giảm chất lượng đồ dùng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cách dán thùng carton sao cho hiệu quả và dễ dàng nhất.

1. Một số lưu ý khi đóng thùng carton?

Đóng gói hàng hóa bằng thùng carton khác với việc đóng gói bằng túi, bao tải, sản phẩm đóng thùng thường rất dễ vỡ, móp méo và suy giảm chất lương nếu sản phẩm không được xếp vào thùng đúng cách. Vậy việc lựa chọn vỏ thùng và cách dán thùng carton đúng cách giúp doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn khi sản phẩm đến tay khách hàng.

Hình thức đóng hàng bằng thùng carton là hình thức vô cùng phổ biến. Đa số hầu hết các loại hàng hóa đều có thể lựa chọn đóng bằng thùng carton. Do đó, trong quá trình đóng hàng bằng thùng carton cần phải lưu ý những vấn đề sau.

  • Tùy thuộc vào sản phẩm đóng gói, yêu cầu bảo quản trong quá trình vận chuyển, trọng lượng của thùng sau khi đóng gói khách hàng nên lựa chọn thùng carton có kích thước phù hợp, xem xét các yếu tố sau: Kích thước của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm,…
  • Nếu sản phẩm cần vận chuyển rời thì cần đóng thùng, đóng pallet rồi quấn màng bọc PE sau đó mới vận chuyển đi, vỏ thùng carton cần cứng cáp và dày dặn để tránh va đập.
  • Tiến hành đo đạc, xác định kích thước của sản phẩm (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) sẽ giúp cho việc dễ dàng lựa chọn được thùng carton phù hợp, tránh tình trạng thùng bị quá rộng hoặc quá chật.
  • Bố trí các vách ngăn , xốp đúc ốp góc, xốp nổ, chống shock trong thùng để tránh hàng hóa rung lắc, vỡ.
  • Với kích thước thùng và trọng lượng có sẵn mà lựa chọn loại băng dính có kích cỡ hợp lý đủ độ chắc chắn và tiết kiệm.
  • Đối với các mặt hàng dễ vỡ, nên dán tem cảnh báo.

2. Quy trình dán thùng carton chi tiết và chính xác nhất:

 Để thùng carton phát huy tốt hiệu quả sử dụng, cần thực hiện chi tiết các công đoạn dán thùng một cách chính xác nhất:

 Bước 1:  Đo đạc kích thước sản phẩm cần được đóng gói:

Tiến hành đo đạc, xác định kích thước của sản phẩm (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) sẽ giúp cho việc dễ dàng lựa chọn được thùng carton phù hợp, tránh tình trạng thùng bị quá rộng hoặc quá chật.

Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra

+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như băng dính, kéo, dao, lót mút đệm hoặc xốp để lót đáy thùng để chuẩn bị dán thùng carton.

+ Kiểm tra kỹ càng thùng carton trước khi lót đáy thùng để đảm bảo thùng không bị rách hoặc hư hỏng. Nếu bị hỏng hóc thì nhanh chóng thay thế bằng thùng carton mới.

Bước 3: Dán đáy thùng:

+ Đặt thùng carton lên bề mặt phẳng và căn chỉnh 2 mảnh đáy thùng khít lại với nhau. Sau đó sử dụng băng dính dán thùng kéo dọc đường gấp 2 mảnh đáy thùng sao cho che phủ hoàn toàn đường gấp.

+ Sau khi dán xong sử dụng các công cụ hỗ trợ hoặc sử dụng tay để miết chặt keo xuống thùng carton tạo cho đáy thùng sự chắc chắn, có thể vận chuyển hàng hóa.

Bước 4: Đóng gói sản phẩm:

+ Tiếp theo là lót đáy thùng bằng lót mút đệm hoặc xốp để hàng hóa tránh bị va đập, trầy xước khi vận chuyển đồng thời tăng độ chắc chắn và độ bền cho thùng.

+ Sau khi lót đáy thùng xong, tiến hành sắp xếp đồ đạc vào một cách ngăn nắp và cẩn thận vào bên trong thùng tiến hành quấn xốp bảo vệ xung quanh. Chèn thêm xốp hơi hay vật liệu đàn hồi xung quanh thùng carton để khít hộp. Sắp xếp hợp lý giúp tiện lợi hơn cho việc vận chuyển. Ví dụ như không có khoảng trống quá lớn giữa chúng để tránh sự xô dịch.

Bước 5: Dán mặt trên hộp (Dán nắp thùng):

+ Kéo băng dính dán từ trên thùng chồng lên 2 mảnh nắp thùng sao cho che phủ hoàn toàn đường gấp của hộp. Dán lại thêm 1 lần nữa để đảm bảo rằng thùng được dính chặt và chắc chắn có thẩm mỹ nhưng vẫn tiết kiệm băng dính.

+ Lưu ý miết chặt keo dính để băng keo phải dính chặt cả 2 bề mặt của hộp.

Bước 6: Kiểm tra lại và gắn nhãn:

+ Sau khi dán thùng xong, hãy chắc chắn rằng thùng carton đã chắc chắn và an toàn. Lưu ý kiểm tra thật kỹ các chân thùng và các đường băng dính quanh thùng phòng trường hợp chúng bị rách hoặc bị bong ra. Để cẩn thận hơn có thể sử dụng băng keo dán thêm 1 lớp băng dính lên các đường băng dính trên thùng.

+ Cuối cùng, Gắn nhãn cho hộp giấy carton để định danh nội dung, hướng dẫn vận chuyển và quản lý hàng hóa. Đối với các mặt hàng dễ vỡ, nên gắn thêm nhãn cảnh báo.

3. Một số lưu ý về cách dán băng keo thùng carton

Miết băng keo: Với các loại băng dính dùng để đóng thùng nhất định phải miết chặt để tạo liên kết với những vật nền. Nên trong quá trình dán thùng carton sử dụng một lực miết hợp lí sẽ giúp cho băng dính kết dính chặt chẽ với thùng carton hơn.

Lượng băng dính: Việc dán quá nhiều băng dính quanh thùng sẽ gây tốn kém và lãng phí mà lại là điều không cần thiết, nên thông trường chỉ cần sử dụng 1 lượng băng dính vừa đủ và một đường để đảm bảo thùng đã niêm phong nên hạn chế dán quá nhiều băng dính. Lưu ý cần tìm thêm các loại băng dính có chiều dài cũng như kích thước phù hợp với với kích thước thùng carton để trong quá trình dán thì mối dán có chất lượng cao.

Loại băng dính: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng dính khác nhau. Muốn sử dụng loại băng dính nào thì tùy thuộc vào mong muốn cũng như môi trường bảo quản thùng carton.

Khi dán thùng carton đúng cách có nghĩa là thùng carton được chắc chắn, hàng hóa trong thùng được an toàn và nguyên vẹn, tránh tình trạng lãng phí keo dán, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.