Các lỗi và cách sửa chữa máy đóng đai

Đối với bất cứ loại hàng hóa nào cũng vậy, đóng gói một cách chắc chắn sẽ bảo vệ hàng hóa an toàn, giúp cho hàng hóa nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển đi xa. Máy đóng đai các loại thùng hàng, các kiện hàng, các loại hàng hóa khác nhau được sử được sử dụng rộng rãi với dây đai nhựa PP, dây đai PET và dần dần thay thế nhân công với máy hàn dây đai cầm tay truyền thống năng suất thấp. Dần trở thành loại máy đóng thùng cần thiết cho quá trình đóng gói sản phẩm với năng suất cao mà chi phí bỏ ra thấp, hoạt động ổn định và bền bỉ được các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ngày một ưa chuộng. Dưới đây Sendai gửi tới bạn các lỗi và cách sửa chữa máy đóng đai.

I. TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÓNG ĐAI

Máy đóng đai là một thiết bị được sử dụng để đóng gói và đóng chặt đai (hoặc dây) quanh các đối tượng, thường là pallet hoặc hàng hóa đóng gói. Việc đóng đai giúp giữ chặt và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

Máy đóng đai thực hiện các thao tác siết chặt, hàn đai và cắt đai đã được lập trình sẵn trên máy tuy nhiên đối với máy đóng đai tự động thì thao tác quấn đai sẽ tự động, còn đối với máy đóng đai bán tự động thì cần phải dùng dây quấn đai. Dưới sự quan sát chặt chẽ cũng như hiểu rõ nguyên lý hoạt động thì tốc độ đóng đai cũng như chất lượng mối hàn được người dùng kiểm soát chặt chẽ dựa vào đó có thể tính toán được sản lượng đóng thùng và đảm bảo tất cả các dây đều đồng đều, có tính thẩm mỹ cao.

Máy đóng đai tự động (Automatic Strapping Machine): Được thiết kế để xử lý lượng hàng lớn và thường được tích hợp trong các dây chuyền sản xuất hoặc các hệ thống đóng gói tự động. Máy này có khả năng tự động đưa đai quanh hàng hóa, chặt và đóng gói nó mà không cần sự can thiệp nhiều của người sử dụng.

Để duy trì được tốc độ làm việc cũng như đảm bảo được chất lượng của máy đóng đai thì việc máy trong quá trình sử dụng gặp phải lỗi và việc sửa chữa cơ bản thì người sử dụng cũng cần phải nắm vững để có thể giải quyết trong những tình huống khẩn cấp. Bởi vì các công đoạn sửa chữa cũng như điều chỉnh máy khá là đơn giản và không phải lúc nào bên kỹ thuật của nhà cung cấp cũng có thể đến ngay lập tức.

II. NHỮNG LỖI CƠ BẢN VÀ CÁCH SỬA CHỮA MÁY ĐÓN ĐAI HIỆU QUẢ?

Dưới đây là một số lỗi và cách sửa chữa máy đóng đai:

1. Lỗi dây đai của máy sau khi hàn không phóng ra hoặc không rút lại được

  • Tiến hành kiểm tra miếng đệm cao su hãm rulo trên trục máy. Nếu miếng đệm cao su hãm rulo đã mòn thì thay thế miếng đệm khác gửi kèm theo máy.
  • Tiếp đến kiểm tra chiều lắp dây vào máy từ trục rulo cho chính xác.
  • Điều chỉnh nút tăng và giảm chiều dài của dậy phóng ra ghi trên bảng điều khiển của thiết bị để tiến hành kiểm tra.
  • Nhấn nút phóng dây đai FEED trên bảng điều khiển xem đoạn dây có được phóng ra hay không. Nếu không được nên liên hệ với đơn vị bán hàng để được sửa chữa.

2. Lỗi mối hàn nhiệt dây đai không chắc, không kết dính được

  • Sau khi khởi động máy chờ khoảng 2-3’ cho đầu dao hàn nhiệt đủ độ nóng đã được cài đặt trước đó. Nếu vẫn chưa hàn nhiệt được thì tiếp tục kiểm tra núm vặn cài đặt mức nhiệt hàn. Nếu mức nhiệt quá thấp có thể tăng mức nhiệt cho lưỡi hàn.
  • Kiểm tra, tiến hành thay đầu dao khác cho máy nếu đầu dao hàn nhiệt bị già quá.
  • Kiểm tra xem cần gạt dao có bị kẹt hay không kéo vào sâu được không. Thay lò xo để có độ căng lớn hơn nếu không kéo được để có thể đảm bảo rằng dao nhiệt được đưa vào sâu nhất có thể.
  • Kiểm tra dao trượt có khít với bộ dao ép tại điểm chết trên của dao ép hay không.
  • Kiểm tra kỹ cả điện trở sinh nhiệt cho lưỡi hàn và thay lưỡi hàn nếu không có nhiệt nóng.

3. Lỗi lực siết căng của dây đai không đạt yêu cầu khi thì siết căng khi thì tự cắt dây quá sớm trước khi đủ độ căng

  • Có thể giảm tăng độ siết căng dây nhờ điều chỉnh nút căng dây bên hông máy.
  • Kiểm tra dao giữ xem có bị kẹt hay đè khít lên tấm trượt không. Tiến hành thay dao giữ mới nếu cần thiết.
  • Kiểm tra tấm trượt trên bộ dao trượt xem có mòn quá hoặc bị cong vênh và tiến hành thay tấm trượt mới nếu cần thiết.

4. Lỗi máy đóng đai bị treo máy hoặc không hoạt động

  • Kiểm tra dòng điện cung cấp đúng chưa.
  • Khi máy hoạt động không theo chu trình của thiết bị tiến hành bấm nút RESET để khởi động lại máy sau đó lắp đặt dây đai lại từ đầu.

5. Lỗi dây đai hàn tạo ra mối hàn không trùng khít, bị chênh lệch quá nhiều

  • Nguyên nhân gây ra lỗi chủ yếu là mối hàn không đều đẹp do kích thước máng dẫn hướng dây đai quá rộng so với bề rộng của dây đai.
  • Để khắc phục lỗi này thì chỉ cần tiến hành căn chỉnh lại khích thước sao cho máng dẫn dây đai khớp với bề rộng dây đai.

6. Lỗi không cắt đứt được dây đai, dính dây hoặc vết cắt dây đai không sắc sau khi siết và hàn nhiệt

  • Nhấn nút RESET để khởi động lại chế độ mặc định kiểm tra vết cắt đai.
  • Kiểm tra xem sao ép với dao cắt có khít quá không. Nếu mòn quá không cắt được thì đổi chiều dao ép hoặc thay dao mới nếu cần thiết.

Lưu ý giúp tăng độ bền của máy đóng đai và giúp máy ít bị sự cố hơn:

Để tăng độ bền của máy đóng đai và giảm nguy cơ sự cố, bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo dưỡng và chăm sóc thường xuyên.

  • Sử dụng dây đai chất lượng tốt.
  • Sử dụng máy đóng đai cho các kiện hàng có độ bụi bẩn cao hoặc ẩm ướt.
  • Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ máy. Thực hiện kiểm tra định kỳ các bộ phận chính của máy đóng đai như bộ đưa đai, bộ chặt đai, và cơ cấu nhiệt độ nếu có.
  • Điều chỉnh độ căng và siết dây ở mức vừa phải không nên để quá căng.
  • Tuyệt đối không tra dầu mỡ vào bộ phận ma sát của máy.
  • Đặt máy ở nơi khô ráo thoáng mát tránh bụi bẩn, ẩm ướt.
  • Đào tạo Người Sử Dụng:Đảm bảo rằng người sử dụng được đào tạo đầy đủ về cách sử dụng máy đóng đai một cách an toàn và đúng cách.

Trên đây là những lỗi và cách sửa chữa máy đóng đai mà sendai tổng hợp lại, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy đóng đai.  Lưu ý rằng để thực hiện các sửa chữa nâng cao, bạn có thể cần liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối máy đóng đai để được hỗ trợ kỹ thuật chính xác.